Thiết kế, thi công xây lắp điện nhà xưởng là một phần cực kỳ quan trọng, đây sẽ là yếu tố trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, nhu cầu về hệ thống điện dùng cho các kho bãi, khu công nghiệp, nhà xưởng là rất lớn nên cần phải tìm những phương án thiết kế tối ưu nhất và tiết kiệm chi phí từ đó đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty Xây Dựng XayNhaHCM sẽ giúp đọc giả tìm hiểu kỹ hơn về thiết kế thi công hệ thống điện nhà xưởng dưới bài viết sau đây.
Chi tiết thi công và giá cả xây lắp điện nhà xưởng nhà máy
Thiết kế lắp hệ thống điện cho nhà xưởng, khu nhà máy
Quy trình thiết kế điện hợp quy chuẩn để tạo ra được bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng đạt yêu cầu thường sẽ tuân theo quá trình như sau:

Thiết kế điện nhà xưởng
- Thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng phải được thiết kế và tính toán sao cho phù hợp với từng khu vực cụ thể: khu vực sinh hoạt, khu vực sản xuất,…để đảm bảo hệ thống chiếu sáng có thể phục cho nhu cầu từng khu vực.
- Thiết kế hệ thống cáp động lực: Yêu cầu phải tính toán chính xác và hợp lý các hệ thống cáp động lực chủ yếu trong nhà xưởng. Bản thiết kế đòi hỏi đảm bảo tính kỹ thuật cho đường dây và mang lại hiệu quả hoạt động cao cho nhà xưởng.
- Thiết kế vị trí lắp đặt thang máng cáp: Yêu cầu bản thiết kế ngoài việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng, an toàn cho hệ thống dây cáp điện thì vị trí lắp thang máng cáp còn phải mang tính thẩm mỹ cao, gọn & đẹp.
- Phương án bảo trì, sửa chữa hệ thống điện: Hoạt động bảo trì và kiểm tra giúp gia tăng thời gian sử dụng thiết bị cùng với việc làm giảm tối đa chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp nếu có sự cố xảy ra. Cần phải đề ra kế hoạch, phương án và những hạng mục cụ thể cho việc bảo trì.

Hệ thống chiếu sáng
- Phương án nếu có di dời máy móc, hệ thống điện: Di chuyển hệ thống điện và máy móc có kiên quan đến nơi sản xuất mới đòi hỏi chúng ta cần khảo sát kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết cụ thể và đặt ra mốc thời gian hoàn thành đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái vận hành và giảm chi phí khấu hao thời gian.
- Dự phòng các biện pháp cải tạo & nâng cấp hệ thống điện: Phát sinh công suất tiêu thụ trong quá trình hoạt động có thể gây quá tải cho đường dây dẫn điện dẫn đến xuống cấp thiết bị so với bản thiết kế ban đầu là lý do chúng ta phải dự phòng thêm biện pháp nâng cấp và cải tạo hệ thống điện thường xuyên.
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện tổng quát cho nhà xưởng.
Quy trình thi công xây lắp điện nhà xưởng bao gồm từng bước như sau
- Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng: Trục chính của hệ thống cáp điện động lực chính khởi đầu từ phía sau trạm biến áp, và đấu nối vào MCCB, sau đó sẽ đi vào tủ điện tổng phân phối chính (MSB) và cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống. Hệ thống cáp này có thể được đi âm dưới đất trong ống PVC hoặc kim loại…hoặc đi nổi và được lắp trên giá đỡ, trụ điện.
- Thi công thang máng cáp: Đây là hệ thống giá đỡ được dùng để cố định trục cáp điện một phần hay cho toàn bộ hệ thống dây cáp điện. Thang máng cáp được dùng phổ biến không chỉ trong điện nhà xưởng mà còn cả trong nhà phố, các công trình dân dung, tòa nhà khác.

Quy trình thi công
Quy trình thi công xây lắp điện nhà xưởng
- Lắp tủ điện công nghiệp: Tủ điện tổng phân phối là nơi để các đấu nối, các trục cáp chính của toàn bộ hệ thống điện thông qua các thiết bị đóng/cắt, bảo vệ được thiết kế từ những lúc ban đầu. Tủ MBS này yêu cầu phải thi công xây tủ điện một cách chính xác, cẩn thận, và đảm bảo tính kỹ thuật cũng như đáp ứng yếu tố thẩm mỹ.
- Thi công hệ thống điện nhẹ: Gồm những hạng mục như: hệ thống báo cháy nổ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera quan sát, và hệ thống điện sinh hoạt.
Sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết những hạng mục đã nêu trên.
Thi công xây lắp đặt hệ thống điện nhà máy, nhà xưởng
Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng cho khu nhà xưởng
- Chọn dây dẫn phù hợp với các công suất và công suất tổng; đảm bảo an toàn điện cho tất cả thiết bị cần sử dụng điện trong toàn bộ phân xưởng.
- Đánh dấu các dây pha cẩn thận bằng loại băng keo nhiều màu, đánh dấu và ký hiệu để tránh sai sót, lẫn lộn. Sắp xếp theo thứ tự để tránh bị chồng chéo và gây nhầm lẫn khi đấu nối, khi bảo trì hay bảo dưỡng.

Thi công lắp đặt điện nhà xưởng
Công tác thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng cho khu nhà xưởng
- Dùng dây rút cố định dây cho thang máng cáp; bảo đảm độ trơn nhẵn của bề mặt tiếp xúc luôn bằng phẳng tránh việc khiến dây cáp trầy xước, hư hại.
- Chống thấm nước cho dây trước khi chôn dưới đất; đường dây đi ngầm nên được đặt bên trong ống PVC và mối đấu nối cần được dán keo thật cẩn thận.
Thi công lắp đặt thang máng cáp điện cho nhà xưởng, nhà máy
- Chọn ty treo phù hợp với thang máng cáp; ty treo cần được cố định thật chắc chắn và thẳng hàng; cò cùng độ cao dưới 1.5m là hợp lý.
- Tiêu chuẩn lắp đặt thang cáp: đòi hỏi kỹ thuật cơ khí, máy cắt khoan để cắt các góc cạnh, sử dụng máy mài tay, lắp co lên; co xuống co ngang cho đẹp. Thang cáp dẫn trực tiếp từ nguồn cáp điện đến tủ điện của máy sản xuất.
- Một số yếu tố khác: điểm chính giữa, cố định thang máng ở hai đầu, tránh bị đung đưa. Nổi te thang máng cáp để tránh dây cáp điện rò điện gây nguy hiểm trong quá trình hoạt động và sử dụng.
Thi công lắp đặt thang máng cáp điện cho nhà xưởng, nhà máy
Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp cho nhà máy, nhà xưởng
- Mỗi khu vực sản xuất nên bố trí tủ điện phân phối các nhánh riêng biệt để giúp dễ thao tác có thể ngắt/bật điện khi xảy ra sự cố khu vực mà không gây ảnh hưởng đến các khu vực khác.
- Tủ điện điều khiển cần phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; đặc điểm nổi bật của nhà xưởng sản xuất là trang bị, máy móc hay phải hoạt động liên tục với cường độ rất cao, chính vì vậy 1 tủ điện điều khiển đạt tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp, công ty tránh gặp phải những nguy cơ về sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tủ điện nhà xưởng
Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp cho nhà máy, nhà xưởng
- Dự phòng nguồn điện khi mất điện lưới: Nên dự phòng thêm máy phát điện và lắp thêm tủ điện chuyển đổi nguồn (ATS) nhằm đảm bảo nguồn điện hoạt dộngd liên tục cho những khu vực đặc thù không được bị gián đoạn lâu.
Thi Công lắp đặt điện nhẹ cho hệ thống nhà xưởng, nhà máy
- Hệ thống chiếu sáng là hạng mục bắt buộc phải có trong việc thi công điện nhà xưởng: ánh sáng giúp hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục. Tùy vào đặc điểm của loại hình nhà xưởng (xưởng may mặc, hay sản xuất cơ khí, sản xuất đồ gỗ, kho hàng…) mà sẽ có mức độ và cường độ chiếu sáng khác nhau.
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp cần nghiên cứu tính chất, đặc trưng của xưởng để chọn lựa cường độ chiếu sáng phù hợp với mỗi khu vực: nguồn phát sáng, màu sắc và độ bền thiết bị cho phù hợp.
- Yêu cầu cho thiết bị điện: có khả năng hạn chế chói, loè, cấp bảo vệ bụi bẩn và các khả năng chịu lực, nhiệt độ cao, độ rung cùng độ ồn tốt.
- Yêu cầu lắp đặt: trước khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tính chất, đặc điểm, & nhu cầu sử dụng của từng khu vực trong nhà xưởng cho thật kỹ càng để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Báo giá thi công xây lắp điện nhà xưởng
Báo giá thi công xây lắp điện nhà xưởng là 1 qúa trình không đơn giản đối với đơn vị thiết kế thi công. Để có bảng báo giá chính xác nhất thì nhà thầu cần phải có kinh nghiệm hoạt động dày dặn cũng như am hiểu kỹ thuật chuyên ngành đồng thời nắm rõ được các hạng mục đã thỏa thuận để đưa ra mức giá hợp lý nhất.

Điện nhà xưởng, nhà máy
Giá thi công điện nhà xưởng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Giá thi công điện nhà xưởng có thể thay đổi và phụ thuộc những số yếu tố sau:
- Phụ thuộc vào đặc điểm từng loại công trình.
- Phụ thuộc vào giá thị trường nguồn vật tư thời điểm thi công.
- Thời gian bảo hành và thời gian bảo dưỡng.
- Tiến độ thi công.
- Tiến trình thanh toán của doanh nghiệp, hay chủ đầu tư.
- Tiến độ trả lương cho nhân công.
- Khối lượng trang thiết bị cần phải có khi thi công lắp đặt.
>>Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Trên đây là quy trình chi tiết việc thi công xây lắp điện nhà xưởng, nhà máy mà Công ty Xây Dựng XayNhaHCM cung cấp cho đọc giả cũng như tiêu chuẩn được đặt ra cho công trình cần thi công. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương án tối ưu cho mình.