Thế giới ngày nay biến đổi nhanh chóng đến mức chóng mặt và biểu hiện hằng những hình khối xây dựng. Nhưng nếu không hiểu được cuộc sông hiện nay thì làm sao có thê hiểu được những gì đang diễn ra trong kiến trúc. Do đó, các kiến trúc sư đương đại đang cố gắng kết hợp những đòi hỏi thiết thực của thời đại với những vật liệu, kỹ thuật tiên tiến, để vừa tạo nên những ngôn ngữ kiến trúc giàu ý nghĩa, phù hợp với những nhu cầu mới, lại vừa bảo tồn được những giá trị tinh thần trong văn hóa truyền thôhg.
Kiến trúc thế giới đương đại xuât hiện nhiều lối đi khác nhau, các kiến trúc sư đang tìm kiếm những giải pháp khác nhau cho cuộc sống tại thời điểm bước ngoặt của thế kỷ. Có những lối đi tượng trưng cho sự phê phán kiến trúc Hiện đại, có những lối đi như sự cố gắng tiếp sức cho những truyền thôhg của chủ nghĩa Hiện đại.
Kiến trúc Hậu Hiện đại (Post-Modernism) phát triển mạnh trên thế giới từ thập kỷ 60 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi phong cách kiến trúc Hiện đại (Modernism) bị một số tác giả lên án như là những khối hộp vô hồn được thiết kế “từ phía trong ra chứ không phải từ không gian bên ngoài vào”. Chủ nghĩa Hậu Hiện đại hướng tới các giá trị mang tính lịch sử, tính địa phương và tính quần chúng nhờ sự hòa trộn độc đáo các yếu tố cổ điển và hiện đại. Tuy vậy kiến trúc Hậu Hiện đại cũng thường bị phê phán như “một mớ cóp nhặt từ khắp nơi”, sa đà vào các hình thức của quá khứ…
Ở Việt Nam, những ưu thế của kiến trúc Hậu Hiện đại vẫn được phát huy ở những đô thị hình thành từ thời Pháp thuộc, nơi mà các các công trình Tân Cổ điển vẫn còn hiện hữu và đang trở thành những di sản kiến trúc mang màu sắc đặc trưng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác. Đặt biệt xu hướng “Kiến trúc xanh” đang lên ngôi ở Việt Nam
Trong xu hướng xây dựng đương đại, việc sử dụng “sản phẩm xanh” “vật liệu xanh” không chỉ góp phần kiến tạo nên những công trình kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho con người.
Trên thế giới, chưa khi nào khái niệm “Kiến trúc xanh” được đề cập nhiều như hiện nay! “Kiến trúc xanh” hay “kiến trúc bền vững” được dùng nhắc đến công tác kiến tạo các công trình kiến trúc và sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện với môi trường và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “vòng đời” của công trình.
Các vật liệu xây dựng “xanh” quen thuộc như gạch, gỗ, đá, tre, lá,.. ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình công nghiệp lẫn dân dụng. Từ khuynh hướng này, nhằm đưa con người trở lại với thiên nhiên, lấy lại sự cân bằng giữa môi trường thiên nhiên và con người.
Theo Bộ Xây dựng, năng lượng tiêu thụ trong ngành xây dựng chiếm khoảng 40% tổng lượng năng lượng tiêu thụ quốc gia. Mặc dù đây không phải là tác nhân chính của hiệu ứng nhà kính lớn nhất, nhưng dự báo là ngành có nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng nhanh nhất, gây ra thách thức lớn về môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nóng lên của trái đất.
Xu thế tất yếu kiến trúc xanh
2.2.1 Địa điểm bền vững:
Mục tiêu: Nhằm tạo lập cảnh quan hài hòa, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh và khai thác, phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho môi trường sống của con người.
2.2.2 Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả
Mục tiêu: Nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, vật liệu… để phát triển kiến trúc.
Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả
2.2.3 Chất lượng môi trường công trình
Mục tiêu: Tạo được môi trường trong nhà có chất lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi, sử dụng hiệu quả công trình.
Ngoài những khoảng ban công cây xanh, nhưng bức tường gạch xếp so le với nhau như thế này cũng làm hạn chế bức xạ mặt trời, đồng thời lấy gió.
2.2.4 Kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Mục tiêu: Nhằm hướng tới nền kiến trúc tiến bộ gắn với kế thừa các giá trị truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam
2.2.5 Tính xã hội và nhân văn
Mục tiêu: Phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ, nuôi dưỡng môi trường xã hội – nhân văn ổn định, bền vững.