Hướng Dẫn Kỹ Thuật Lắp Đặt Điện Trong Nhà An Toàn Và Đúng Kỹ Thuật

Hiện nay có hai cách để lắp đặt hay đi đường truyền điện trong công trình hay nhà ở dân dụng. Đó chính là đi dây điện nổi trong nhà hoặc đi dây điện ngầm (hay đi âm). Mỗi một kỹ thuật lắp đặt điên trong nhà sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào thiết kế của từng công trình hay mục đích sử dụng khác nhau của các gia đình. Các giả chủ có thể lựa chọn cách đi đường dây điện phù hợp và bảo an toàn cho mình. Hôm nay, XayNhaHCM sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về các kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà. Thông qua bài viết sau đây.

Một số kỹ thuật lắp đặt điện nhà phổ biến hiện nay

Cách 1: Kỹ thuật đi dây điện theo dạng ngầm

Cách đi đường điện trong nhà bằng đường ngầm cũng khá giống như đi đường dây điện nổi. Với cách bắt mạng điện nhà này sẽ dùng các đường ống dẫn. Hay đi dây điện trực tiếp đi vào trong tường hoặc dưới mặt đất. Hệ thống mạch điện có dạng này sẽ thiết kế bố trí và lắp đặt từ trước khi xây dựng nhà.

Một số kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà phổ biến hiện nay - Dây điện ngầm đem lại thẩm mỹ

Một số kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà phổ biến hiện nay – Dây điện ngầm đem lại thẩm mỹ

Một số nhược điểm khi đi đường dây điện ngầm

  • Chi phí cho việc sửa chữa và lắp đặt khá cao.
  • Cần phải vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà trước khi tiến hành thi công và xây dựng. Đồng thời người dùng cần phải giữ lại bản vẽ thiết kế điện lại. Nhằm khắc phục những lỗi hỏng hóc và sai sót sau này.

Lợi ích khi đi đường dây điện ngầm trong nhà

  • Tiết kiệm và giúp làm tăng diện tích không gian sinh hoạt.
  • Đường dây điện ngầm sẽ ít chịu hệ quả từ các yếu tố tác động đến từ bên ngoài.
  • Làm tăng vẻ đẹp cũng như độ thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.

Khi thực hiện phương án đi dây điện trong nhà bằng đường dây điện ngầm. Cần phải chọn lựa các loại ống bảo vệ. Hay các dòng vật liệu chống thấm nước, chống cháy nổ cho phù hợp.

Bên cạnh các yếu tố đó. Khi đi dây điện ngầm chủ nhà hay đơn vị thi công cũng nên tính toán đến việc dùng phần dây điện dự trữ cho thật phù hợp. Các đường dây này có thể giúp bạn dễ dàng hơn. Nếu phải lắp thêm những thiết bị điện do chẳng may làm hỏng một đoạn dây nhỏ. Khi xảy ra sự cố, rất cần có phần dây điện dự trữ này để dùng.

>>>Xem thêm: Nguyên tắc đi dây điện âm tường an toàn mà bạn cần biết

Cách 2: Đi mạng điện bằng đường dây điện nổi

Cách này là hình thức đi mạng điện trong nhà trong các đường, ống nhựa (dạng dẹt hay dạng tròn). Có thể được ốp trên trần nhà hay ốp lên tường. Hệ thống đường dây điện được dẫn từ mạch điện từ bên ngoài vào đến bên trong nhà. Sau đó sẽ phân chia đến các phòng sử dụng. Cách thức để đi điện trong nhà bằng đường dây nổi sẽ có chi phí rẻ hơn với cách đi đường dây điện ngầm. Tuy nhiên cách thức này lại không được sử dụng quá phổ biến như đi dây điện ngầm trong các công trình hiện nay

Đi mạng điện bằng đường dây điện nổi - Cách che tạo thẩm mỹ

Đi mạng điện bằng đường dây điện nổi

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của cách đi dây điện trong nhà theo cách đi nổi:

Ưu điểm nổi trội của kỹ thuật này

  • Tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc lắp đặt.
  • Có thể dễ dàng đi lại hay thêm bớt các đường dây nổi khi cảm thấy cần thiết.
  • Không cần thiết phải có sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà trước khi thi công xây dựng.
  • Dễ dàng khắc phục sự cố trong trường hợp dây điện bị chập cháy hay bị hỏng hóc.

Về nhược điểm

  • Độ thẩm mỹ không quá cao.
  • Nếu không biết cách bố trí hợp lý. Thì sẽ gây ra rối mắt và gây khó chịu đến không gian sinh hoạt và cho người sử dụng.
  • Sẽ rất dễ xảy ra tình trạng cháy nhà trong trường hợp dây điện nổi bị chập cháy .

Không như cách đi dây điện ngầm. Bạn có thể hoàn tất việc thi công xây dựng rồi mới đi dây điện nổi sau đó . Lúc này, các gia chủ chỉ cần tính toán đến vị trí như thế nào cho việc đi dây. Từ đó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, khi lắp đặt mạng điện trong nhà các gia chủ cần phải chú ý tránh những nơi – vị trí có độ ẩm cao hoặc gần đường ống nước. Nếu như đường dây bị hỏng hóc hay vỡ ở chỗ nào phải lập tức sửa chữa. Hoặc thay thế để có thể đảm bảo cho an toàn các thành viên trong nhà!
>>>Xem thêm: Các cách che đường dây điện trong nhà giúp tăng thẩm mỹ

Tầm quan trọng của việc chọn lựa cách đi dây điện trong nhà

Dù là đi đường dây điện nổi hay đi đường dây điện chìm. Thì bạn cũng phải nhớ nguyên tắc đi dây điện trong nhà. Đó là không được đấu tắt vào trong ống ghen hay âm tường. Những lúc ngày mưa thường sẽ có độ ẩm cao. Đường dây điện sẽ rất dễ bị ảnh hưởng từ đó dễ tạo ra những tình huống cháy, chập điện.

Tầm quan trọng của việc chọn lựa cách đi dây điện trong nhà.

An toàn và thẩm mỹ cao – Tầm quan trọng của việc chọn lựa cách đi dây điện trong nhà.

Mọi phương pháp để đi dây điện trong nhà đều luôn phải đặt tính an toàn lên trên hàng đầu. Nguyên nhân là vì nó không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của các thành viên không chỉ trong gia đình. Mà còn là cả khu vực, khu dân cư dùng điện. Tùy theo sở thích và nhu cầu, mục đích sử dụng từ các gia đình. Gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp khá phổ biến đã nói trên. Để bảo đảm cho độ thẩm mỹ và an toàn của ngôi nhà mình.

Việc chọn lựa cách thức phù hợp và hợp lý kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà. Sẽ giúp gia đình bạn đạt hiệu suất sử dụng các thiết bị điện 1 cách tốt nhất. Và giúp cho việc tiết kiệm chí phí.

Quy tắc về kỹ thuật lắp đặt dây điện và dây cáp trong nhà

  • Với việc lắp đặt dây cáp xuyên qua móng nhà, trần nhà, tường nhà hay sàn nhà. Dây cáp điện phải được đi luồng vào bên trong ống. Khi đặt cáp cho việc đi điện nổi trong nhà phải bóc bỏ lớp vỏ gai tâm nhưa.
  • Trường hợp phải đặt ống tại những nơi ẩm ướt, phải bảo đảm có đủ độ dốc để nước thoát ra ngoài. Không cho phép nước được thấm vào và đọng lại trong ống.
  • Hệ thống dây dẫn được sử dụng phải độc lập về điện và cơ giữa các hệ thống điện áp khác nhau.
  • Tránh việc phải đặt đường ống luồn điện song song với đường ống nước. Việc làm này sẽ khiến hơi nước có thể tích tụ bên trong dây điện.
  • Đường dây điện phải luôn bảo đảm có thể trực tiếp kiểm tra. Và cách điện bất cứ lúc nào phát sinh những điểm bị hư hỏng và dễ thay thể, sửa chữa.
Cần đảm bảo an toàn khi dùng

Cần đảm bảo an toàn khi sử dụng

  • Những nơi có nhiều nguy cơ gây cháy nổ. Và tính ăn mòn kim loại cao phải dùng dây cáp, dây dẫn ruột đồng và đi ngầm. Công tắc, CP. Aptomat nên được đặt ở phía ngoài và là loại kín nước.
  • Chỉ được phép dùng trong những phòng bình thường đối với dây dẫn 2 ruột xoắn nhau đặt trên puli.
  • Việc chon lựa dây dẫn và phương pháp đặt dây. Còn phải tuỳ vào đặc điểm, tình hình môi trường ở vị trí muốn đi đường dây. Tùy vào độ ẩm ở vị trí đi đường dây và yêu cầu về độ thẩm mỹ. Từ đó chọn phương pháp đi ngầm hoặc đi nổi sao cho phù hợp yêu cầu.
  • Không được lắp dây dẫn cách điện mà không có vỏ bảo vệ bên trên trần nhà bằng vôi rơm, trần bằng cót hoặc làm từ vật liệu dể cháy. Trong trường hợp bắt buộc phải đi đường dây điện qua các môi trường này. Dây dẫn phải luồn trong ống thép khi đi qua đây.
  • Phải luồn dây dẫn trong ống. Trong trường hợp khi dây dẫn có bọc cách điện đi nổi vắt ngang đường ống thông hơi.
  • Không được đi dây điện, dây điện dẫn phía trên mái nhà.
  • Không được nối dài dây dẫn hoặc nối rẻ nhánh trong ống luồn dây.
  • Tại các môi trường có nhiều bụi bặm. Đường dây dẫn phải được lắp đặt trên sứ cách điện hoặc puli loại lớn. Khoảng giữa 2 dây dẫn chạy song song với nhau phải cách ít nhất phải từ 5 đến 10 cm.
  • Đường dây đặt ngấm trong trường hợp vắt ngang đường ống nước phải có khoảng cách tối thiểu là 0.5m
  • Khoảng cách giữa những điểm cố định cáp bằng kẹp phải là từ 0,7 cho đến 1 mét khi lắp trên giá đỡ cáp.
  • Dây thép chỉ được phép mang tải bằng 1/4 ứng lực làm đứt dây thép đó. Trong trường hợp sử dụng dây thép để treo cáp, .
  • Khoảng cách giữa những vật đỡ dây cáp, dây dẫn và ống kim loại mềm. Phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 mét.
  • Khoảng cách giữa những điểm cố định dây cáp là một mét trong trường hợp cáp đặt ngang. Và hai mét đối trong trường hợp cáp đặt đứng.

>>>Xem thêm: Nguyên tắc lắp đặt ổ cắm điện trong nhà tắm đảm bảo an toàn

Một số điều đáng lưu ý khác khi đi dây điện trong nhà

Để công việc yêu cẩu kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà trở hiệu quả và an toàn. Nên sử dụng các loại dây dẫn có chất lượng tốt và có độ uy tín cao. Dự tính công suất sử dụng điện trong nhà. Từ đó đưa ra lựa chọn loại dây có tiết diện phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

Nên sử dụng những loại dây dẫn có chất lượng tốt

Nên sử dụng những loại dây dẫn có chất lượng tốt

Nên dùng aptomat cho hệ thống điện trong gia đình bạn. Trong đó để có thể đảm bảo độ hiệu quả nên có một aptomat cho cả nhà, 1 cái cho mỗi tầng và 1 cái cho mỗi phòng.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không nên đi chung đường dây điện với dây cáp tivi hoặc cáp mạng.
  • Nếu không đủ kiến thức chuyên môn về điện thì tuyệt đối không nên lắp đặt mạng điện 1 cách tùy ý.
  • Nên sử dụng lắp bảo vệ hoặc phích cắm giả cho ổ điện trong trường hợp nhà có trẻ em.
  • Lắp cầu dao điện chống rò (ELCB). Sau khi lắp đặt cầu dao tự động (MCB) cho hệ thống điện trong gia đình của mình.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi. XayNhaHCM đã đem đến cho đọc giả những kiến thức cần thiết của kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà. Mong rằng các bạn có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp. Để thiết kế đường dây điện cho ngôi nhà một cách đảm bảo an toàn nhất và tối ưu nhất có thể. Chúc các bạn thành công!

>>>Xem thêm: Nguyên tắc thiết kế điện trong nhà, hướng dẫn thiết kế chuẩn kỹ thuật

5/5 - (6000 bình chọn)
By Lê Thanh Tiến -
5/5 - (6000 bình chọn)