Hiện nay, có rất nhiều công trình thi công trên nền đất yếu như hồ, ao, sông,…được làm nền, san lấp. Đây được xem là nền đất yếu rất có thể sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng trong việc thiết kế và xây dựng công trình. Vì vậy việc thiết kế và thi công xây dựng móng trên nền đất yếu cho thật chất lượng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Sau đây, Công ty Xây Dựng XayNhaHCM xin chia sẻ một số kinh nghiệm thi công móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu qua bài viết dưới đây!
Bài viết trên là một số chia sẻ về kinh nghiệm thi công móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu của Công ty Xây Dựng XayNhaHCM. Hy vọng bài viết trên là lời giải đáp thắc mắc các thông tin. Giúp các chủ đầu tư đang chuẩn bị thi công xây dựng công trình có thêm những điều hữu ích. Nếu các bạn đang có mong muốn thi công những công trình chuyên nghiệp. Hãy liên lạc ngay với XayNhaHCM nhé!
Vai trò quan trọng của móng nhà?
Móng là phần cấu trúc rất quan trọng của các công trình xây dựng. Tác dụng của nó là truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống dưới nền đất. Một ngôi nhà chắc chắn là một căn nhà có nền móng thật tốt và vững chãi. Chính vì vậy. Khi xây dựng và thiết kế công trình. Cần phải xử lý móng nhà trên nền đất yếu kỹ càng và thật cẩn thận
Nền đất yếu là nền đất loại gì?
Đất nền yếu được định nghĩa là loại nền đất với cấu trúc không vững chắc. Nguồn góc của nền đất yếu rất có thể là nền đất vườn, ao hồ hoặc đất ruộng hay đất ven sông. Được chủ nhà san, lấp lại để sử dụng cho mục đích xây dựng nhà cửa. Móng nhà là phần dưới cùng của ngôi nhà và nằm sâu bên trong lòng đất.
Chính vì vậy mà giống như một cái cây hay rễ có vững chắc. Móng phải bám thật sâu vào đất thì cây mới bền vững không ngã trước sóng gió, bão táp. Và những tác động trực tiếp từ môi trường. Cần phải đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho công trình ngôi nhà của bạn.
Vì vậy khi bạn sở hữu lô đất mượn, đất ruộng, ao, gần hồ sông thì sẽ dễ bị xâm thực. Việc thi công xây dựng nền móng vững chắc càng trở nên cực kỳ quan trọng. Và việc xử lý nền móng trên địa hình này sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Xét theo mặt định tính:
Đất yếu là loại đất mà bản thân nó không tự có đủ khả năng tiếp thu tải trọng từ công trình xây dựng phía trên như: Công trình đê đập, đường xá, nhà cửa. Những mẫu nhà cấp 4 có 1 tầng. Nhà biệt thự 2 tầng, 3 tầng và thậm chí là cao hơn,…
Xét theo mặt định lượng
Đất nền yếu là đất có tải trọng kém. Loại đất nền này rất dễ bị phá hủy hay biến dạng. Dưới tác động của trọng tải từ công trình. Theo những số liệu và các chỉ tiêu vật lý cụ thể như:
- Hệ số nén >= 0,01 cm2/kg
- Độ bão hòa >= 0,8
- Sức chịu tải bé chỉ từ 0,5 đến 1kg/cm2
- Hệ số rỗng >=1
- Độ ẩm >= 40%
- Góc ma sát trong <= 10 độ
- Lực dính đối với đất dính <= 0,1kg/cm2
- Dung trọng nhỏ <= 1,7 T/m3
- Modun biến dạng <= 50kg/cm2
Dựa theo thực tế và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành xây dựng. Những loại đất nền yếu thường gặp đó là đất cát yếu, đất sét yếu. Ví dụ như đất bùn, cát chảy, hay loại than bùn và đất than bùn. Hoặc đất bazan hay đất đắp.
Dựa vào thành phần đất, đất nền yếu bao sẽ gồm yếu tố sau sau:
- Đất chứa các loại hỗn hợp chất thải từ sản xuất và rác thải trong sinh hoạt.
- Đất có những loại hỗn hợp từ các chất thải trong sản xuất công nghiệp & xây dựng.
- Đất của những nền đắp trên cạn và khu đắp dưới nước.
- Đất thải bên trong và bên ngoài các mỏ khoảng sản.
>>>Xem thêm: Những Quy Định Chiều Rộng Vỉa Hè, Hành Lang An Toàn Đường Bộ
Các loại móng nhà 2 tầng hiện nay
Nhà 2 tầng được xếp vào loại công trình có tải trọng trung bình. Tùy vào điều kiện địa chất và lớp đất nền phía dưới. Cũng như điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Sẽ có những phương án thiết kế móng khác nhau sao cho phù hợp. Trong trường hợp này, móng nhà hay được dùng trong việc thi công xây nhà 2 tầng trên nền đất ao. Đó là móng bè, móng băng và móng cọc.
Cùng tìm hiểu thêm về các loại móng
– Móng bè.
Đây là dạng móng trải rộng ra dưới công trình giúp giảm áp lực từ công trình lên nền đất. Với đặc điểm vì vậy móng bè cũng là một loại móng nhà hai tầng trên nền đất yếu. Sức kháng nén yếu do cấu tạo từ công trình xây dựng. Với những nền đất tốt thì cũng không nhất thiết cần dùng móng bè. Vì nhà 2 tầng thường sẽ có tải trọng không quá lớn khi áp dụng với nền đất này. Nếu sử dụng móng bè sẽ khó tiết kiệm được chi phí làm móng.
– Móng cọc
Là dạng móng thường sẽ được các kỹ sư lựa chọn cho móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu. Như đất ruộng, đất mượn, đất ao hồ… Móng cọc thường bao gồm hai bộ phận dễ nhận biết là cọc và đài móng. Móng cọc có vai trò truyền tải trọng lực. Từ phía trên công trình (nhà hai tầng) xuống các lớp đất nền bên dưới móng. Đa số đất ở nước ta sẽ thuộc loại nền đất yếu. Chính vì vậy cần gia cố trước khi thi công làm móng. Một trong số những biện pháp gia cố hiệu quả đó là đóng cừ tram. Phân loại móng cọc gồm có hai loại cơ bản. Là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp.
– Móng cọc đài thấp
Là loại móng có đài cọc nằm dưới mặt đất. Loại móng này sẽ được đặt sao cho lực ngang của móng. Cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu tối thiểu nhất của việc đặt móng. Hoàn toàn chịu nén không chịu tải trọng uốn đối với các cọc bên trong móng.
– Móng cọc đài cao:
Là loại móng có đài cọc nằm cao hơn so với mặt đất. Chiều sâu của móng sẽ nhỏ hơn chiều cao của cọc móng. Móng cọc đài cao sẽ chịu cả 2 tải trọng là nén và uốn. Lúc này, toàn bộ tải trọng ngang. Và đứng đều sẽ do các cọc trong móng chịu trọng tải.
– Móng băng:
Là loại móng có tác dụng đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới. Và giảm áp lực đáy móng. Móng băng thường được sử ở các khu vực có địa chất kém. Vì đặc tính lún đều của nó và ưu điểm là dễ thi công. Móng băng nhà hai tầng được dùng ở dưới nhà, dưới tường và dưới dãy cột. Móng băng bao gồm móng cứng, móng mềm và móng kết hợp.
Tùy theo số liệu khảo sát địa chất. Hiện trạng khu đất mà đưa ra phương án cho loại móng cho phù hợp. Yêu cầu chung đối với loại móng nhà hai tầng trên nền đất yếu gồm:
– Phải có sự vững bền trong suốt cả quá trình sử dụng. Và phải tồn tại theo tuổi thọ của công trình xây dựng. Độ sâu chôn móng. Lớp bảo vệ móng. Nguyên vật liệu làm móng. Phải có khả năng chống lại các tác động của những loại nước mặn, nước ngầm. Bên cạnh các yếu tố xâm thực khác. Ảnh hưởng tới độ bền và chất lượng của móng nhà.
– Phải đảm bảo sự ổn định: sau khi xây dựng. Thì móng nhà phải lún đều trong tính toán cho phép. Thường là khoảng từ 8 cho đến 10cm móng không được gãy trượt hoặc bị nứt.
– Phải đảm bảo sự kiên cố và chắc chắn : Chọn lựa móng có hình dạng, kích thước, độ sâu. Và loại móng phù hợp cho yêu cầu chịu lực của nền địa chất khu vực.
– Đảm bảo các yêu cầu hiệu quả về kinh tế. Thông thường, chi phí cho việc làm móng trong khoảng 8 đến 10% giá thành của công trình. Nếu có tthêm tầng hầm. Thì chi phí làm móng trong khoảng từ 10 đến 15% giá thành. Vì vậy phải chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp với các điều kiện làm việc. Cũng như bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật và tránh lãng phí không cần thiết.
>>>Xem thêm: Những quy định về lộ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ
Các giải pháp làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu
Giải pháp đầu tiên để thi công làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu đó chính là phải khảo sát chất lượng địa chất
Đây là một công việc quan trọng có tính quyết định đến việc bố trí hay lựa chọn loại móng phù hợp với ngôi nhà hai tầng. Các công việc từ tính toán và thi công tải trọng đều phải dựa theo số liệu từ việc khảo sát đất nền địa chất thực tế. Với quy trình tư vấn và thiết kế nhà phố, biệt thự của Công ty Xây Dựng XayNhaHCM thì việc đầu tiên luôn là khảo sát thực tế, đo đạc hiện trạng và tìm hiểu địa chất của nền đất khu vực. Đặc biệt là đối với đất mượn, đất yếu thì phương án xử lý móng cho nhà 2 tầng lại trở nên càng quan trọng. Quyết định phần lớn đến sự bền vững của ngôi nhà. Công ty Xây Dựng chân chính sẽ luôn đặt sự an toàn và bền vững bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, và chất lượng cho ngôi nhà của khách hàng.
Tiếp theo là việc lựa chọn phương án thiết kế móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu cho thật phù hợp
Với đất nền tốt thì việc đưa ra lựa chọn cho móng cho nhà 2 tầng tương đối dễ dàng. Thông thường có thể sử dụng móng băng với trường hợp đất cứng chắc thì có thể dùng phương án móng đơn để thay thế. Tuy nhiên nếu là móng công trình xây dựng nhà 2 tầng trên nền đất yếu dạng như: đất mượn, đất ao hồ hay đất cát,… đất có địa chất yếu và dễ bị lún nên dùng phương án sử dụng móng bè hay móng cọc. Phương án móng thường được kỹ sư tính toán cẩn thận và luôn phải bảo đảm công trình được an toàn, bền vững tốt nhất. Đối với đất cát, đất ruộng, đất ao có nền đất yếu thì phương án móng cọc là phương án được khuyếnn khích cho chắc chắn. Cách tính số lượng cọc:
Số lượng cọc trên 1 đài tuỳ theo lượng tải trọng truyền vào đầu cột và độ sâu của việc chôn móng. Tuy nhiên độ sâu chôn móng thường không ảnh hưởng quá lớn đến quyết định số lượng cọc.
Do đó việc tính toán số lượng cọc sẽ được giả định như sau:
Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động,trong quá trình sử dụng có tổng = 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cột x hệ số moment 1.2 x số tầng
Ví dụ: tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/cọc, cho cột có diện tích chịu tải là 20m2(5*4) thì số cọc = 1.2*1.2*2*20=57.6 tấn/20 = 2.88 cọc. Do đó chọn ba cọc
– Sức chịu tải của cọc 200×200 là 20T có nghĩa
Là đầu cọc đơn chịu được trọng tải tĩnh rơi vào 20 tấn. Tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thông thường sẽ bằng 2-3 lần tải trọng tĩnh. Đó cũng là tải trọng ép lên đầu cọc. Vì vậy trọng tải động ép lên đầu cọc 200*200 chính là 20*2-20*3T = 40-60T
Khi chọn máy ép cọc thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động do đó máy ép cọc phải >= 75T mới được.
Khi ép cọc sẽ có 1 bảng quy đổi từ đồng hồ giúp đo thực tế ép ra tấn ép được. Chỉ cần chú ý vào chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được việc thi công công trình xây dựng.
Đối với các đài bốn cọc, ta dùng kích thước 1000x1000x700 và đặt thép ф12a150. Thép chờ đầu cọc được liên kết với thép đài và thép dầm móng tạo thành một khối.
Dầm móng kích thước là 300×600, đặt thép 3ф20 trên, dưới và ф8a150 với thép đai.
Một trong những phương pháp xử lý móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu đó là thay đi phần đất nền. Tuy nhiên phương án này đem đến sự tốn kém khá nhiều về mặt chi phí và thời gian. Với các công trình nhà ở dân dụng 1, 2 hay 3 tầng thì phương án thay đất nền thường sẽ không được đánh giá cao.
Phương pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu
– Phương pháp dùng thủy lực
Để tiến hành thi công móng nhà trên nền đất yếu: dùng lưới thấm, cọc thấm, dùng các loại vật liệu composite thấm, bấc thấm, dùng bơm chân không và sử dụng điện thẩm.
– Phương pháp nhiệt học:
Đây là phương pháp sử dụng khí nóng trên 800 độ C. Từ đó làm thay đổi các đặc tính lý hóa có trên nền đất yếu. Đây là phương pháp thường được ứng dụng cho điều kiện địa chất thuộc về đất sét hoặc đất cát mịn.
– Phương pháp cơ học
Sử dụng các phương pháp cơ học giúp làm chặt nền đất bằng tải trọng tĩnh (hay đầm chấn động), sử dụng vải địa, lướt nền cơ học, đệm cát,… Trong đó xem trọng việc áp dụng những biện pháp thường dùng phương án móng bè hay móng cọc cho nhà 2 tầng trên nền đất yếu.
Thay đổi chiều sâu việc chôn móng mục đích giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Cụ thể khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng sức chịu tải của nền và làm giảm ứng suất gây lún cho móng. Do đó giảm được độ lún của móng. Nghĩa là làm tăng tuổi thọ và độ bền của móng nhà. Phải hiểu được: việc làm tăng độ sâu chôn móng sẽ giúp đất phía dưới chặt hơn và ổn định hơn.
Tuy nhiên, khi làm việc cần cân nhắc giữa yếu tố kỹ thuật, hiệu xuất và kinh tế. Vì vậy cần có sự đánh giá và tính toán kỹ lưỡng từ những kỹ sư giàu kinh nghiệm có thể giúp bạn chọn lựa loại móng hay chiều sâu chôn móng an toàn, hiệu quả nhất.
Việc thay đổi kích thước và hình dáng móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu. Có tác dụng trực tiếp lên mặt nền. Và đương nhiên sẽ giúp cải thiện nhiều điều kiện chịu tải hay điều kiện biến dạng của nền. Bởi khi tăng diện tích đáy móng. Sẽ giúp làm giảm áp lực tác dụng lên trên mặt nền và độ lún công trình.
>>>Xem thêm: Cách lựa chọn thiết kế móng nhà 2 tầng đảm bảo tiêu chuẩn